0
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!
Thuốc trị bệnh tiểu đường Diamicron MR 30mg (2 vỉ x 30 viên/hộp)

Thuốc trị bệnh tiểu đường Diamicron MR 30mg (2 vỉ x 30 viên/hộp)

Servier
A929485102

Thuốc Diamicron MR 30mg điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (đái tháo đường tuýp 2) ở người lớn, khi chế độ dinh dưỡng, thể dục và giảm cân đơn thuần không đủ để kiểm soát đường huyết.

3,400đ / Viên nén

Chỉ Định

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (đái tháo đường type 2) ở người lớn, khi chế độ dinh dưỡng, thể dục và giảm cân đơn thuần không đủ để kiểm soát đường huyết.


Chống Chỉ Định

Dị ứng với gliclazid hoặc với bất cứ thành phần tá dược, các thuốc khác thuộc nhóm sulfonylure, các sulfonamid; đái tháo đường tuýp 1; trạng thái tiền hôn mê hoặc hôn mê đái tháo đường, nhiễm toan ceton do đái tháo đường; suy thận hoặc suy gan nặng: những trường hợp này đề nghị sử dụng insulin; điều trị bằng miconazole; cho con bú.


Thành phần

Gliclazide 30mg

Cách Dùng Và Liều Dùng

Liều khởi đầu: Khuyến cáo là 30mg mỗi ngày. Nếu mức đường huyết được kiểm soát hiệu quả, mức liều này có thể được dùng để điều trị duy trì. Nếu mức đường huyết không được kiểm soát đầy đủ, cần tăng liều tới 60, 90 hoặc 120mg mỗi ngày ở bước điều trị kế tiếp. Khoảng thời gian giữa mỗi lần tăng liều tối thiểu là 1 tháng trừ trường hợp bệnh nhân có mức đường huyết không giảm sau hai tuần điều trị. Trong trường hợp đó, liều dùng có thể tăng lên ở thời điểm cuối của tuần điều trị thứ hai. Liều tối đa khuyến cáo hàng ngày là 120mg. Liều hàng ngày: Có thể thay đổi từ 1 đến 4 viên ( 30 tới 120mg) mỗi ngày, uống cả viên thuốc một lần lúc ăn sáng. Nếu quên uống một liều, không được tăng liều ở lần uống tiếp sau đó. Liều dùng cần được điều chỉnh theo mức đáp ứng chuyển hoá của từng bệnh nhân cụ thể (mức đường huyết, HbA1c). Chuyển từ dùng viên nén Diamicron 80mg sang dạng viên phóng thích có kiểm soát Diamicron MR: 1 viên Diamicron 80mg có thể tương đương với 1 viên Diamicron MR, khi chuyển cần kiểm soát thận trọng đường huyết. Chuyển đổi từ các thuốc chống đái tháo đường dùng đường uống khác sang Diamicron MR: Nhìn chung, không cần giai đoạn chuyển tiếp khi chuyển thuốc. Nên khởi đầu dùng với liều 30mg và nên điều chỉnh liều để phù hợp với đáp ứng đường huyết của bệnh nhân. Khi chuyển từ một thuốc hạ đường huyết nhóm sulfonylure với thời gian bán thải kéo dài, giai đoạn không điều trị thuốc trong vài ngày có thể là cần thiết. Phối hợp điều trị với các thuốc chống đái tháo đường khác: có thể phối hợp với các thuốc biguanide, các thuốc ức chế alpha glucosidase hoặc insulin. Trên những bệnh nhân không được kiểm soát đầy đủ với Diamicron MR, liệu pháp dùng phối hợp với insulin có thể được khởi đầu dưới sự theo dõi y tế chặt chẽ. Các đối tượng đặc biệt: xem HDSD


Thận Trọng

Hạ đường huyết: Điều trị bằng thuốc này chỉ được kê khi bệnh nhân thật sự có chế độ ăn uống đều đặn (bao gồm bữa sáng) do nguy cơ hạ đương huyết khi ăn muộn. Sự hạ đường huyết hay xảy ra khi chế độ ăn có mức calo thấp, sau khi luyện tập kéo dài hoặc đòi hỏi gắng sức, uống rượu hoặc nếu kết hợp sử dụng các thuốc hạ đường huyết khác; sau khi dùng các thuốc nhóm sulfonylure, một số trường hợp có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài. Khi đó cần nhập viện và nạp đường liên tục trong vài ngày. Các yếu tố làm tăng nguy cơ hạ đường huyết: xem chi tiết. Suy thận và suy gan: Sự hạ đường huyết ở những bệnh nhân này có thể kéo dài, do đó cần kiểm soát bệnh nhân chặt chẽ. Thông tin bệnh nhân: Nguy cơ hạ đường huyết, cùng với những triệu chứng, việc điều trị, và những điều kiện có thể dẫn đến sự phát triển nguy cơ này cần được giải thích cho bệnh nhân và người nhà được biết. Bệnh nhân cũng cần được thông báo về tầm quan trọng của việc tuân thủ lời khuyên về chế độ ăn, về việc luyện tập thường xuyên và việc kiểm soát định kỳ mức đường huyết. Kiểm soát đường huyết kém: Việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đang được điều trị đái tháo đường có thể bị ảnh hưởng bởi một trong những yếu tố sau: sốt, chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc can thiệp phẫu thuật. Trong một số trường hợp, có thể cần sử dụng insulin. Hiệu quả giảm đường huyết của bất cứ thuốc điều trị đái tháo đường dùng đường uống, bao gồm gliclazid, bị suy giảm đi theo thời gian ở một số bệnh nhân, hiện tượng này được biết đến như là thất bại thứ phát, khác với thất bại nguyên phát, khi hoạt chất không có hiệu quả khi mới điều trị. Việc điều chỉnh liều một cách thích hợp và tuân thủ chế độ ăn cần được xem xét trước khi phân loại bệnh nhân vào nhóm thất bại thứ phát. Xét nghiệm: Việc đo nồng độ đường trong huyết tương tĩnh mạch lúc đói được khuyến cáo nhằm đánh giá mức đường huyết. Việc tự đo mức đường huyếtcũng có thể hữu hiệu.Việc điều trị bệnh nhân thiếu G6PD với các thuốc nhóm sulfonylure có thể dẫn tới thiếu máu tan huyết, cần thận trọng ở bệnh nhân thiếu G6PD và có thể cân nhắc sử dụng thuốc thay thế không thuộc nhóm sulfonylure.


Bảo Quản

Nơi khô tháng, tránh ánh nắng trực tiếp