LH – Tana giúp xác định ngày rụng trứng giúp sinh con theo ý muốn hoặc ngừa thai hiệu quả
Giúp sinh con theo ý muốn hoặc ngừa thai hiệu quả
1/ Xác định ngày nghi ngờ rụng trứng
Cần xác định ngày nghi ngờ rụng trứng để tiến hành thử
- Chu kỳ kinh nguyệt là số ngày tính từ ngày đầu có kinh của tháng, tới trước ngày có kinh của lần kế sau.
- Ngày nghi ngờ rụng trứng thường xảy ra trước ngày có kinh của lần kế sau khoảng 14 ngày. Tùy theo chu kỳ kinh nguyệt đều hay không đều mà số ngày nghi ngờ rụng trứng có thể là một hay nhiều ngày.
+ Trường hợp Chu kỳ kinh nguyệt đều: tiến hành thử liên tục trong vòng 5 ngày (trước và sau ngày ngày nghi ngờ rụng trứng 2 ngày). Mỗi ngày thử 01 lần vào cùng thời gian nhất định. Ví dụ: Chu kỳ kinh nguyệt là 27 ngày, thì ngày nghi ngờ rụng trứng là ngày thứ 13 của chu kỳ (lấy 27-14=13), ngày thử là ngày thứ 11 đến ngày thứ 15 của chu kỳ kinh nguyệt.
+ Trường hóp Chu kỳ kinh nguyệt không đều: tiến hành thử liên tục trong khoảng trước ngày nghi ngờ rụng trúng của chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất là 02 ngày đến sau ngày nghi ngờ rụng trúng của chu kỳ kinh nguyệt dài nhất là 02 ngày (các chu kỳ kinh nguyệt được xem xét trong 5 tháng gần nhất). Ví dụ: Trong vòng 5 tháng gần đây, lần có chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất là 25 ngày và dài nhất là 32 ngày thì thời điểm nghi ngờ rụng trứng cho chu kỳ kinh nguyệt đợt này trong khoảng từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 18 (lấy 25-14=11 và lấy 32-14=18). Ngày thử là ngày thứ 09 đến ngày thứ 20 của chu kỳ kinh nguyệt đợt này.
2/ Tiến hành thử
1. Lấy nước tiểu vào cốc. Mỗi lần thử nên lấy nước tiểu vào cùng một khoảng thời gian nhất định trong ngày (khoảng từ 10 giờ đến 20 giờ mỗi ngày).
Lưu ý:
- Không sử dụng mẫu nước tiểu đầu tiên trong ngày.
- Không nên uống quá nhiều nước trước khi lấy mẫu nước tiểu để thử.
2. Lấy que thử ra khỏi túi, phải dùng ngay trong vòng 10 phút (mỗi que thử chỉ sử dụng một lần).
3. Nhúng đầu que thử theo chiều mũi tên chỉ xuống vào cốc nước tiểu (khoảng 10-15 giây).
Lưu ý: Mặt nưóc tiểu không vượt quá vạch ngang đầu mũi tên in trên que thử.
4. Đặt que thử trên mặt phẳng khô, sạch để quan sát. Đọc kết quả sau 5 phút và trước 10 phút.
3/ Đọc kết quả
1. Chưa rụng trứng (trên hình vẽ ghi No LH Surge): Trên que thử chỉ xuất hiện một vạch C, hoặc có thêm vạch T nhưng màu nhạt hơn vạch C.
2. Có biểu hiện rụng trứng (trên hình vẽ ghi LH Surge): Trên que thử xuất hiện cả hai vạch C và T, vạch T có màu đậm bằng hoặc hơn vạch C, báo hiệu rụng trứng có thể xảy ra trong vòng 24 đến 48 giờ tới. Nếu muốn có thai, thời điểm tốt nhất để giao hợp là sau 24 giờ và trước 48 giờ kể từ thời điểm thử.
3. Không đạt (Invalid): Trên que thử không xuất hiện cả 2 vạch T và C: que thử hỏng do bảo quản, hoặc thao tác thử sai. Trường hợp này, nên thử lại bằng một que thử mới.
Lưu ý
1. Khi kết quả thử cho biểu hiện rụng trứng (LH tăng), thì trứng sẽ rụng trong vòng sau 24 giờ và trước 48 giờ tới (không rụng ngay lúc thử).
2. Lúc trứng rụng hoặc đã rụng, khi thử vạch T sẽ nhạt dần.
3. Các thuốc có thể làm giảm nồng độ LH bao gồm estrogen, progesteron và testosterone (Estrogen và progesteron có trong thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormone); Thuốc có thể làm tăng nồng độ LH là Clomiphene citrate (Clomid), thuốc này được dùng để kích thích trứng rụng. Phụ nữ đang dùng các thuốc trên nên ngừng dùng thuốc ít nhất 3 ngày trước khi thử để đảm bảo độ chính xác của kết quả thử.
4. Trong quá trình mãn kinh, buồng trứng của người phụ nữ chấm dứt hoạt động, do đó LH sẽ tăng. Trường hợp phụ nữ có tuổi khi thử có thể cho một kết quả không đúng.
Nơi khô ráo, tránh ẩm