Gel Xylocaine Jelly 2% được chỉ định để gây tê bôi trơn bề mặt, điều trị triệu chứng đau do viêm bàng quang và viêm niệu đạo, giảm đau sau khi cắt bao quy đầu ở trẻ em.
Gây tê bôi trơn bề mặt:
Niệu đạo nam giới và nữ giới trong soi bàng quang, đặt catheter, thăm dò bằng ống thông và các thủ thuật khác ở niệu đạo.
Khoang mũi và họng trong các thủ thuật nội soi như soi dạ dày và soi phế quản.
Trong soi hậu môn và trực tràng.
Đặt nội khí quản.
Điều trị triệu chứng đau do viêm bàng quang và viêm niệu đạo. Giảm đau sau khi cắt bao quy đầu ở trẻ em.
- Tiền sử quá mẫn với thuốc gây tê tại chỗ nhóm amide, hay các thành phần khác của thuốc.
- Quá mẫn với thuốc gây tê tại chỗ nhóm amide hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc.
- Quá mẫn với methyl và/hoặc propyl parahydroxybenzoat (methyl -/propyl paraben), hoặc với chất chuyển hóa para amino benzoic acid (PABA) của chúng. Tránh dùng các thuốc lidocain mà trong công thức bào chế có chứa paraben cho bệnh nhân dị ứng với thuốc gây tê tại cho nhóm este hoặc với chất chuyển hóa PABA của chúng.
Xylocaine jelly 2% có tác dụng gây tê niêm mạc nhanh và hoàn toàn, hiệu lực gây tê kéo dài (khoảng 20 - 30 phút). Tác dụng gây tê thường xảy ra nhanh (trong vòng 5 phút tùy theo vùng sử dụng thuốc).
Cũng như bất kỳ thuốc gây tê tại chỗ khác, tính an toàn và hiệu lực của lidocaine phụ thuộc vào liều thích hợp, kỹ thuật chính xác, thận trọng đầy đủ và sẵn sàng các phương tiện cấp cứu.
Nên xem liều đề nghị sau đây như là sự hướng dẫn. Kinh nghiệm và sự hiểu biết của người thầy thuốc về tình trạng sinh lý của bệnh nhân có tầm quan trọng trong việc tính toán liều cần thiết.
Sự hấp thu thuốc tại niêm mạc có thể thay đổi nhưng đặc biệt cao ở phế quản. Sự hấp thu lidocaine jelly ở mũi và họng thường thấp hơn so với các chế phẩm chứa lidocaine khác. Sau khi bơm thuốc ở liều 800mg (= 40ml Xylocaine Jelly) vào niêm mạc niệu đạo và bàng quang không tổn thương, nồng độ của lidocaine trong máu khá thấp và dưới ngưỡng gây độc.
Đối với bệnh nhân lớn tuổi hoặc mất sức, trẻ em trên 12 tuổi, bệnh nhân có bệnh lý cấp tính hoặc bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết nên sử dụng liều phù hợp tuổi, thể trọng và tình trạng thực thể.
Trẻ em dưới 12 tuổi, liều sử dụng không vượt quá 6 mg/kg. Không dùng quá 4 liều trong vòng 24 giờ.
Gây tê niệu đạo: Gây tê bề mặt niệu đạo ở nam giới trưởng thành: liều cần thiết đủ giảm đau là 20ml (= 400mg lidocaine hydrochloride). Bơm thuốc chậm cho đến khi bệnh nhân có cảm giác căng hoặc cho đến khi đã bơm được nửa ống thuốc (10ml = 200mg lidocaine hydrochloride). Kẹp vành dương vật trong vài phút, sau đó bơm phần thuốc còn lại.
Khi mức độ gây tê là thực sự quan trọng, ví dụ trong quá trình thăm dò bằng ống thông hoặc soi bàng quang, một lượng lớn thuốc (ví dụ 30 - 40ml = 600 - 800mg lidocaine hydrochloride) có thể được bơm thành 3 - 4 phân liều và để thuốc tác dụng trong vòng 10 phút trước khi đưa dụng cụ vào. Thuốc được bơm vào bàng quang cũng có hiệu lực cho các thủ thuật tại chỗ.
Gây tê bề mặt niệu đạo ở người nữ trưởng thành: Bơm 5 - 10ml (= 100 - 200mg lidocaine hydrochloride) thuốc thành từng phân liều nhỏ để làm đầy niệu đạo. Để đạt hiệu quả gây tê đầy đủ, cần đợi vài phút trước khi thực hiện thủ thuật niệu đạo.
Nội soi: Bơm liều 10 - 20ml (= 200 - 400mg lidocaine hydrochloride) đủ để giảm đau và có thể sử dụng một lượng nhỏ để bôi trơn dụng cụ. Khi sử dụng phối hợp với các chế phẩrn có lidocaine khác (ví dụ trong soi phế quản), tổng liều lidocaine không được vượt quá 400mg.
Soi hậu môn và trực tràng: Dùng liều có thể lên đến 20ml (= 400mg lidocaine hydrochloride) cho các thủ thuật ở hậu môn và trực tràng. Tổng liều không quá 400mg lidocaine hydrochloride (= 20ml Xylocaine Jelly).
Bôi trơn khi đặt nội khí quản: Bôi khoảng 2ml thuốc (= 40mg lidocaine hydrochloride) trên bề mặt ống thông ngay trước khi đặt vào khí quản. Cần thận trọng tránh đưa thuốc vào trong lòng ống.
Nơi khô thoáng, tránh ẩm.