Gentamicin thường được dùng phối hợp với các kháng sinh khác (beta-lactam) để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi các vi khuẩn gram âm và các vi khuẩn khác còn nhạy cảm:
Nhiễm khuẩn đường mật (viêm túi mật và viêm đường mật cấp). Nhiễm Brucella, các nhiễm khuẩn trong bệnh nhày nhớt.
Viêm nội tâm mạc (trong điều trị và dự phòng viêm nội tâm mạc do Streptococci, Enterococci, Staphylococci).
Viêm màng trong dạ con, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm Listeria, viêm màng não, viêm phổi, viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm các bộ phận trong tiểu khung, nhiễm khuẩn ngoài da như bỏng, loét, nhiễm khuẩn xương, khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng (bao gồm viêm phúc mạc).
Các nhiễm khuẩn về đường tiết niệu (viêm thận bể thận cấp).
Dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ và trong điều trị người bệnh suy giảm miễn dịch và người bệnh đang được chăm sóc tích cực.
Phối hợp với penicillin trong các nhiễm khuẩn do cầu khuẩn đường ruột và liên cầu, trực khuẩn mủ xanh gây ra, hoặc với metronidazole hay clindamycin trong các bệnh do hỗn hợp các khuẩn ưa khí - kỵ khí.
Nhiễm trùng sơ sinh nặng.
Người bệnh dị ứng với gentamicin, các aminoglycoside khác hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Người bị bệnh nhược cơ hoặc có triệu chứng yếu cơ.
Hội chứng Parkinson.
Chống chỉ định dùng thuốc nhỏ tai cho người bệnh đã bị hoặc nghi ngờ bị thủng màng nhĩ.
Người lớn
Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn huyết sơ sinh, viêm màng não và các nhiễm khuẩn khác của hệ TKTW, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn đường mật, viêm thận bể thận, viêm phổi mắc tại bệnh viện, điều trị bổ trợ cho viêm màng não do Listeria:
- Phác đồ nhiều liều trong ngày: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất 3 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, 3 - 5mg/kg/ngày, chia làm 3 lần cách nhau 8 giờ.
- Viêm nội tâm mạc: Gentamicin được dùng phối hợp với một số kháng sinh khác. Liều 1mg/kg, 2 lần/ngày.
- Phác đồ 1 liều/ngày: Tiêm truyền tĩnh mạch: Khởi đầu 5 - 7mg/kg, sau đó điều chỉnh liều theo nồng độ gentamicin trong huyết thanh.
Dự phòng trong phẫu thuật:
- Người lớn trên 18 tuổi: Tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất 3 phút, 1,5 mg/kg cho tới 30 phút trước khi làm phẫu thuật (đối với các thủ thuật có nguy cơ cao, có thể cho thêm tới 3 liều 1.5mg/kg cách nhau 8 giờ) hoặc (đối với phẫu thuật thay khớp), truyền tĩnh mạch, 5mg/kg một liều duy nhất cho tới 30 phút trước khi làm thủ thuật.
- Tiêm vào khoang dưới màng nhện tủy sống (ống sống): 1 mg/ngày (tăng nếu cần tới 5 mg/ngày), chỉ dùng dung dịch tiêm không có chất bảo quản.
Trẻ em
Nhiễm khuẩn huyết sơ sinh:
Phác đồ tiêm liều cách xa nhau: Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch.
- Trẻ sơ sinh (< 32 tuần thai tính từ sau khi tắt kinh): 4 - 5mg/kg, cách 36 giờ một lần.
- Trẻ sơ sinh (≥ 32 tuần thai tính từ sau khi tắt kinh): 4 - 5mg/kg, cách 24 giờ một lần.
Phác đồ nhiều liều/ ngày: Tiêm tĩnh mạch chậm.
- Trẻ sơ sinh (< 29 tuần thai tính từ sau khi tắt kinh): 2.5mg/kg, cách 24 giờ một lần.
- Trẻ sơ sinh (29 - 35 tuần thai tính từ sau khi tắt kinh): 2.5mg/kg, cách 18 giờ một lần.
- Trẻ sơ sinh (> 35 tuần thai tính từ sau khi tắt kinh): 2.5mg/kg, cách 12 giờ một lần.
Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và các nhiễm khuẩn khác của hệ TKTW, nhiễm khuẩn đường mật, viêm thận bể thận, viêm phổi mắc tại bệnh viện, điều trị bổ trợ cho viêm màng não do Listeria, viêm nội tâm mạc:
Phác đồ 1 liều/ngày: Tiêm truyền tĩnh mạch; Trẻ 1 tháng tuổi – 18 tuổi, khởi đầu 7mg/kg, sau đó điều chỉnh liều theo nồng độ gentamicin trong huyết thanh.
Phác đồ nhiều liều trong ngày: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất 3 phút.
- Trẻ 1 tháng tuổi – 12 tuổi, liều 2.5mg/kg, cách 8 giờ/lần.
- Từ trên 12 tuổi – 18 tuổi, liều 2mg/kg, cách 8 giờ/lần
Nhiễm khuẩn phổi do Pseudomonas trong bệnh xơ nang tuyến tụy:
- Phác đồ nhiều liều trong ngày: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất 3 phút.
- Trẻ 1 tháng tuổi – 18 tuổi, liều 3 mg/kg, cách 8 giờ/lần.
Nhiễm khuẩn não thất và hệ thần kinh trung ương (bổ sung cho liệu pháp toàn thân):
- Tiêm vào khoang dưới màng nhện, tủy sống (ống sống) hoặc não thất (cần đến ý kiến chuyên gia): Sơ sinh do chuyên gia thực hiện.
- Trẻ từ 1 tháng tuổi - 18 tuổi, liều 1 mg/ngày (tăng tới 5 mg/ngày nếu cần), phải dùng dung dịch tiêm không chứa chất bảo quản.
Thuốc nhỏ mắt: Dùng chế phẩm lỏng có nồng độ gentamicin 0.3%.
Thuốc nhỏ tai: Dùng chế phẩm lỏng có nồng độ gentamicin 0.3% điều trị viêm tai ngoài.
Đối tượng khác
Người bệnh suy thận:
Dùng liều thông thường: Được điều chỉnh theo ClCr như sau:
- ClCr ≥ 60ml/phút: Cách 8 giờ/lần.
- ClCr 40 - 60ml/phút: Cách 12 giờ/lần.
- ClCr 20 - 40ml/phút: Cách 24 giờ/lần.
- ClCr < 20ml/phút: Liều nạp (tấn công), sau đó theo dõi nồng độ thuốc trong huyết thanh.
Dùng liệu pháp liều cao: Khoảng thời gian cho thuốc phải nới rộng (cách 48 giờ/lần) đối với người bệnh có ClCr 30 - 59ml/phút và/hoặc điều chỉnh liều dựa theo nồng độ thuốc trong huyết thanh.
Thẩm phân máu định kỳ (cho sau khi thẩm phân máu vào ngày thẩm phân):
- Tiêm tĩnh mạch chậm liều 1 - 1.7mg/kg vào cuối mỗi kỳ thẩm phân, phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn.
- Bổ sung 2/3 liều thông thường được khuyến cáo sau thẩm phân máu.
Người cao tuổi:
Theo dõi chặt chẽ bằng cách thường xuyên xác định nồng độ gentamicin trong huyết thanh, đánh giá chức năng thận và các dấu hiệu nhiễm độc tai.
Tất cả các aminoglycosid đều độc hại đối với cơ quan thính giác và thận.
Cần theo dõi rất cẩn thận đối với người bệnh được điều trị liều cao, dài ngày, trẻ em, người cao tuổi, người suy thận, người bệnh bị nhược cơ năng, bị Parkinson hoặc có triệu chứng yếu cơ.
Nguy cơ nhiễm độc thận thấy ở người bị hạ huyết áp, hoặc có bệnh về gan hoặc phụ nữ.