0
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!
Thuốc điều trị rối loạn hành vi Risperidon Hasan 2mg ( 5 vỉ x 10 viên/hộp)

Thuốc điều trị rối loạn hành vi Risperidon Hasan 2mg ( 5 vỉ x 10 viên/hộp)

Hasan - Dermapharm
A119450953

Thuốc Risperidon 2mg với hoạt chất Risperidon 2mg điều trị rối loạn hành vi, tâm thần phân liệt, cơn hưng cảm từ vừa tới nặng liên quan đến rối loạn lường cực.

2,400đ / Viên nén

Chỉ Định

Tâm thần phân liệt.

Cơn hưng cảm từ vừa tới nặng liên quan đến rối loạn lường cực.

Điều trị ngắn hạn (đến 6 tuần) các cơn hưng cảm dai dẳng ở bệnh nhân sa sút trí tuệ Alzheimer vừa đến nặng không đáp ứng với những phương pháp trị liệu không dùng thuốc khác, có nguy cơ gây hại tới chính mình hoặc người khác.

Điều trị ngắn hạn (đến 6 tuần) các cơn hưng cảm dai dẳng ở trẻ em bị rối loạn hành vi từ 5 tuổi trở lên có chức năng trí tuệ dưới mức trung bình hoặc chậm phát triển trí tuệ theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV. Điều trị bằng thuốc nên được kết hợp với can thiệp tâm lý xã hội và giáo dục và được chỉ định bởi những bác sĩ chuyên khoa.


Chống Chỉ Định

Quá mẫn với risperidon hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.


Thành phần

Risperidon 2mg

Cách Dùng Và Liều Dùng

Tâm thần phân liệt

Người lớn: Liều khởi đầu 2mg (1 viên)/ngày; có thể tăng liều 4mg (2 viên)/ngày vào ngày thứ 2, chia 1 - 2 lần/ngày. Sau đó, liều có thể duy trì hoặc tăng liều nếu cần tùy theo từng bệnh nhân. Liều có hiệu quả thông thường là 4 - 6mg (2 - 3 viên)/ngày. Không khuyến cáo dùng liều > 16mg (8 viên)/ngày.

Người cao tuổi: Liều khởi đầu 0,5 mg x 2 lần/ngày. Có thể tăng liều 1 - 2 mg (1 /2 -1 viên) x 2 lần/ngày.

Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em < 18 tuổi bệnh tâm thần phân liệt do thiếu dữ liệu về hiệu quả.

Cơn hưng cảm ở bệnh nhân rối loạn lưỡng cực

Người lớn: Liều khởi đầu 2 mg (1 viên)/lần/ngày. Có thể điều chỉnh liều nếu cần sau ít nhất 24 giờ và tăng 1 mg (1/2 viên)/ngày. Liều dùng thích hợp từ 1 - 6 mg (1/2-3 viên)/ngày tùy theo hiệu quả và mức độ dung nạp của bệnh nhân.

Người cao tuổi: Liều khởi đầu 0,5 mg x 2 lần/ngày. Có thể tăng liều 1 - 2 mg (1 /2 - 1 viên) x 2 lần/ngày. Do kinh nghiệm lâm sàng ở người cao tuổi còn hạn chế nên cần thận trọng.

Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em < 18 tuổi bị rối loạn lưỡng cực do thiếu dữ liệu về hiệu quả.

Cơn hưng cảm dai dẳng ở bệnh nhân sa sút trí tuệ AIzheimer vừa đến nặng

Người lớn: Liều khởi đầu 0,25 mg x 2 lần/ngày. Có thể tăng liều nếu cần. Liều có hiệu quả tối ưu ở hầu hết các bệnh nhân là 0,5 mg x 2 lần/ngày. Một số bệnh nhân dùng liều 1 mg (1 /2 viên) x 2 lần/ngày đem lại hiệu quả tốt hơn. Cần định kỳ đánh giá lại hiệu quả điều trị, không nên dùng risperidon quá 6 tuần. Rối loạn hành vi ở trẻ em 5-18 tuổi

Trẻ em ≥ 50 kg: Liều khởi đầu 0,5 mg/lần/ngàỵ. Có thể điều chỉnh liều nếu cần bằng cách tăng 0,5 mg/ngày. Liều có hiệu quả tối ưu ở hầu hết các bệnh nhân là 1 mg (1 /2 viên)/lần/ngày. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, liều 0,5 mg/lần/ngày hay 1,5 mg/lần/ngày có hiệu quả.

Trẻ em < 50 kg: Liều khởi đầu 0,25 mg/lần/ngày. Có thể điều chỉnh liều nếu cần bằng cách tăng 0,25 mg/ngày. Liều có hiệu quả tối ưu ở hầu hết các bệnh nhân là 0,5 mg/lần/ngày. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, liều 0,25 mg/lần/ngày hay 0,75 mg/lần/ngày có hiệu quả. Risperidon 2 không phù hợp với đối tượng này. Cần định kỳ đánh giá lại hiệu quả điều trị.

Trẻ em < 5 tuổi: Không khuyến cáo sử dụng vì chưa có kinh nghiệm.

Liều lượng ở một số đối tượng lâm sàng đặc biệt: Xem chi tiết


Thận Trọng

- Người cao tuổi bị sa sút trí tuệ:

+ Tăng tỷ lệ tử vong khi uống risperidon.

+ Tăng tỷ lệ tử vong khi dùng đồng thời risperidon với furosemid so với nhóm người cao tuổi chỉ dùng risperidon hoặc furosemid đơn trị liệu.

- Các biến cố bất lợi về mạch máu não: Những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược cho thấy nhóm bệnh nhân sa sút trí tuệ sử dụng thuốc chống loạn thần không điển hình (bao gồm risperidon) có nguy cơ gặp phải các biến cố bất lợi về mạch máu não cao gấp 3 lần so với nhóm giả dược. Risperidon nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ đột quỵ. Nguy cơ biến cố bât lợi về mạch máu não tăng đáng kể ở bệnh nhân sa sút trí tuệ hỗn hợp hoặc mắc bệnh mạch máu so với bệnh nhân Alzheimer. Do đó, không nên điều trị risperidon ở bệnh nhân sa sút trí tuệ khác Alzheimer. Risperidon chỉ nên điều trị ngắn hạn (đến 6 tuần) các cơn hưng cảm dai dẳng ở bệnh nhân sa sút trí tuệ Alzheimer không đáp ứng với những phương pháp trị liệu phi dược lý khác, có nguy cơ gây hại tới chính mình hoặc người khác, cần định kỳ đánh giá hiệu quả điều trị của risperidon.

- Do tác dụng chẹn thụ thể α nên risperidon có thể gây hạ huyết áp, đặc biệt trong giai đoạn đầu chỉnh liều. Cần sử dụng thận trọng risperidon ở bệnh nhân tim mạch (suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn dẫn truyền, mất nước, giảm thể tích máu hoặc bệnh mạch máu não) và nên tăng liều từ từ, xem xét giảm liều risperidon khi xảy ra hạ huyết áp.

- Bệnh nhân có tiền sử giảm bạch cầu đáng kể hoặc giảm bạch cầu, bạch cầu trung tính do thuốc cần được theo dõi trong vài tháng đầu điều trị và nên ngưng risperidon khi có dấu hiệu giảm bạch cầu đáng kể trên lâm sàng mà không có yêu tố nguy cơ khác, cần theo dõi chặt chẽ và điều trị kịp thời dấu hiệu sốt hay nhiễm trùng xảy ra ở bệnh nhân giảm bạch cầu. Ngưng dùng risperidon và theo dõi số lượng bạch cầu đến khi phục hồi ở bệnh nhân giảm bạch cầu nặng (lượng bạch cầu trung tính tuyệt đối < 109/L).

- Thuốc có tính chất đối kháng thụ thể dopamin có liên quan đến khởi phát những rối loạn vận động muộn đặc trưng bởi các cử động nhịp nhàng không tự chủ, chủ yếu ở lưỡi và/ hoặc ở mặt. Sự xuất hiện triệu chứng nại tháp là yếu tố nguy cơ của rối loạn vận động muộn. Nếu xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn vận động muộn, nên ngưng tất cả những thuốc chống loạn thần đang sử dụng.

- Đặc trưng bởi sốt cao, cứng cơ, thần kinh tự chủ không ổn định, rối loạn ý thức và tăng nồng độ creatinin phosphokinase huyết tương đã được báo cáo xảy ra với các thuốc chống loạn thần. Dấu hiệu đi kèm có thể bao gồm myoglobin niệu (tiêu cơ vân) và suy thận cấp. Trong trường hợp này cần ngưng tất cả các thuốc chống loạn thần, bao gồm risperidon.

- Bệnh Parkinson và chứng sa sút trí tuệ thê Lewy: Bệnh Parkinson có thể nặng hơn khi sử dụng risperidon. Cả hai nhóm đều có nguy cơ cao bị hội chứng thần kinh ác tính cũng như tăng nhạy cảm với thuốc chống loạn thần với các dấu hiệu: nhầm lẫn, suy giảm ý thức, mất ổn định tư thế kèm theo ngã thường xuyên và các triệu chứng nại tháp.

- Risperidon có thể gây tăng đường huyêt, đái tháo đường, làm nặng thêm bệnh đái tháo đường sẵn có.

- Bệnh nhân dùng risperidon bị tăng cân nhiều, cần theo dõi cân nặng thường xuyên.

- Tăng prolactin huyết: Là tác dụng không mong muốn thường gặp. Cần sử dụng thận trọng ở bệnh nhân có tiền sử tăng prolactin huyết và bệnh nhân có khối u phụ thuộc prolactin.

- Kéo dài khoảng QT: Là tác dụng không mong muốn rất hiếm gặp.

- Cần thận trọng khi sử dụng risperidon ở bệnh nhân có tiền sử co giật hay bệnh nhân có ngưỡng co giật thấp.

- Bệnh cương cứng kéo dài: Có thể xảy ra do tác dụng chẹn thụ thể α của risperidon.

- Tăng thân nhiệt: cần chăm sóc thích hợp ở bệnh nhân dùng risperidon trong tình trạng tăng thân nhiệt như hoạt động thể lực mạnh, phơi nắng nhiều, dùng phối hợp với thuốc kháng cholinergic, mất nước.

- Tác dụng chống nôn: Được quan sát thấy trong các nghiên cứu tiền lâm sàng. Tác dụng này có thể che giấu các dấu hiệu và triệu chứng của việc quá liều một số loại thuốc, chứng tắc ruột, hội chứng Reye và khối u não.

- Bệnh nhân suy gan, suy thận: Khả năng loại trừ thành phần có hoạt tính chống loạn thần ở bệnh nhân suy thận kém hơn ở người lớn có chức năng thận bình thường. Nồng độ risperidon tự do trong huyết tương tăng ở bệnh nhân suy gan.

- Huyết khối tĩnh mạch: Các trường hợp thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch đã được báo cáo khi dùng thuốc chống loạn thần.

- Hội chứng mống mắt mềm trong khi phẫu thuật: Đã được báo cáo ở bệnh nhân dùng thuốc có tác động chẹn thụ thể α1, bao gồm risperidon trong phẫu thuật thủy tinh thể. Hội chứng này làm tăng nguy cơ biến chứng mắt trong và sau khi phẫu thuật. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ tiền sử sử dụng thuốc có tác động chẹn thụ thể α1 trước khi phẫu thuật mắt. Lợi ích của việc ngưng thuốc có tác động chẹn thụ thể α1 trước khi phẫu thuật thủy tinh thể vẫn chưa được thiết lập, cần cân nhắc với nguy cơ khi ngưng điều trị với thuốc chống loạn thần.

- Trẻ em: Trước khi kê toa risperidon cho trẻ bị rối loạn hành vi, cần đánh giá đầy đủ nguyên nhân thể chất và xã hội gây ra những hành vi gây hấn. Cần theo dõi chặt chẽ tác dụng an thần của risperidon ở trẻ em do ảnh hưởng đến khả năng học tập. Thay đổi thời gian uống risperidon giúp cải thiện tác dụng an thần đến khả năng chú ý của trẻ. Risperidon cũng gây tăng cân và tăng chỉ số BMI có ý nghĩa ở trẻ, do đó cần theo dõi cân nặng của trẻ trước và trong quá trình điều trị. Do những tác động tiềm ẩn của việc tăng prolactin huyết lên sự tăng trưởng và phát triên giới tính do risperidon, trẻ cần được theo dõi lâm sàng định kỳ tình trạng nội tiết, bao gồm: chiều cao, cân nặng, sự phát triên giới tính, chức năng sinh sản và những tác động do prolactin khác. Trong thời gian điều trị với risperidon, cũng nên thường xuyên kiểm tra các triệu chứng nại tháp và các rối loạn cử động khác.

- Bệnh nhân có các vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose - galactose không nên dùng thuốc này.


Bảo Quản

Nơi khô, dưới 30°C. Tránh ánh sáng.