Thuốc Cefaclor 250mg DMC điều trị các nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra như nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và hô hấp dưới, nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, nhiễm khuẩn da và mô mềm.
Ðiều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và hô hấp dưới mức độ nhẹ và vừa do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt sau khi đã dùng các kháng sinh thông thường (do “Chương trình quốc gia chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp” khuyến cáo) mà bị thất bại: Viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần, viêm phế quản cấp có bội nhiễm, viêm phổi, đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính. Đối với viêm họng cấp do Streptococcus beta tan máu nhóm A, thuốc được ưa dùng đầu tiên là penicillin V để phòng bệnh thấp tim.
Ðiều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm (bao gồm viêm thận - bể thận và viêm bàng quang). Không dùng cho trường hợp viêm tuyến tiền liệt vì thuốc khó thấm vào tổ chức này.
Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm do các chủng Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicillin và Streptococcus pyogenes nhạy cảm.
Người bệnh có tiền sử dị ứng với cefaclor và kháng sinh nhóm cephalosporin.
Người lớn và người cao tuổi
Liều 250mg, cứ 8 giờ một lần. Trường hợp nặng có thể tăng liều lên gấp đôi. Tối đa 4 g/ngày.
Viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng: Liều 250mg, cứ 8 giờ một lần. Trường hợp nhiễm trùng nặng hơn hoặc chủng vi khuẩn phân lập kém nhạy cảm có thể dùng 500mg, cứ 8 giờ một lần. Thời gian điều trị là 10 ngày.
Trường hợp viêm họng tái phát do Streptococcus beta tan máu nhóm A, cũng nên điều trị cho cả những người trong gia đình mang mầm bệnh không triệu chứng.
Nhiễm trùng hô hấp dưới: Liều 250 mg, cứ 8 giờ một lần. Trường hợp nhiễm trùng nặng hơn (viêm phổi) hoặc chủng vi khuẩn phân lập kém nhạy cảm có thể dùng 500mg, cứ 8 giờ một lần. Thời gian điều trị là 7 đến 10 ngày.
Cefaclor có thể dùng cho người bệnh suy thận. Trường hợp suy thận nặng, cần điều chỉnh liều cho người lớn như sau: Độ thanh thải creatinin 10 - 50ml/phút, dùng 50 - 100% liều thường dùng. Độ thanh thải creatinin < 10ml/phút, dùng 25% liều thường dùng.
Người bệnh phải thẩm tách máu đều đặn nên dùng liều khởi đầu 250mg - 1 g trước khi thẩm phân máu và duy trì liều điều trị 250 - 500mg cứ 6 - 8 giờ một lần, giữa các lần thẩm tách.
Trẻ em
Dùng 20mg/kg/24 giờ, chia thành 3 lần uống. Có thể gấp đôi liều trong trường hợp nặng. Liều tối đa: 1g/ngày. Trẻ 1 tháng - 1 tuổi uống 62.5mg, cứ 8 giờ một lần; trẻ > 5 tuổi uống 250mg, cứ 8 giờ một lần. Tính an toàn và hiệu quả đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi cho đến nay vẫn chưa được xác định.
Người bệnh dị ứng với penicillin vì có mẫn cảm chéo.
Cefaclor dùng dài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile. Thận trọng với người bệnh có tiền sử đường tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng. Cần nghi ngờ viêm đại tràng giả mạc khi xuất hiện tiêu chảy kéo dài, phân có máu ở bệnh nhân đang dùng hoặc trong vòng 2 tháng sau khi dừng liệu pháp kháng sinh.
Người có chức năng thận suy giảm nặng vì thời gian bán thải của cefaclor ở người bệnh vô niệu là 2.3 - 2.8 giờ (so với 0.6 - 0.9 giờ ở người bình thường) nên thường không cân điều chỉnh liều đối với người bệnh suy thận trung bình nhưng phải giảm liều ở người suy thận nặng. Cần theo dõi chức năng thận trong khi điều trị bằng cefaclor phối hợp với các kháng sinh có tiềm năng gây độc cho thận (như nhóm kháng sinh aminoglycosid) hoặc với thuốc lợi niệu furosemid, acid ethacrynic.
Nơi khô thoáng, tránh ẩm.