0
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!
Dịch truyền Mg-tan Inj (1440ml)

Dịch truyền Mg-tan Inj (1440ml)

MG CO., LTD
A1035830797

Dịch truyền Mg-tan Inj là nhũ tương truyền tĩnh mạch ngoại vi giúp cung cấp chất dinh dưỡng khi bệnh nhân bị hạn chế hoặc chống chỉ định sử dụng qua đường tiêu hoá thông thường.

795,000đ / Túi

Chỉ Định

Chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi để: Cung cấp chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch khi nuôi dưỡng bằng đường miệng hoặc đường ruột bị hạn chế hoặc chống chỉ định.


Chống Chỉ Định

Mẫn cảm với protein trong trứng, đậu nành, lạc hoặc với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào của thuốc.


Thành phần

Lysine 2.7g, Glycine 2.4g, L-Leucin 2.4g, L-Isoleucine 1.7g, Arginine 3.4g, Calcium Chloride 0.22g, Glucose 107g, Kali clorid 1.8g, L-Methionin 1.7g, L-Glutamic acid 1.7g, Monobasic Natri Phosphat 1.5g, L-Phenylalanine 2.4g, L-Threonin 1.7g, L-Valine 2.2g, L-Tryptophanamide 0.57g, L-Histidine 2g, L-Tyrosine 0.069g, Magnesium sulfate 0.48g, Alanine 4.8g, Proline 2g, Phospholipid đậu nành 51g, DL-Serine 1.4g, Acid aspartic 1g

Cách Dùng Và Liều Dùng

Liều lượng và tốc độ truyền nên được xác định cho phù hợp đối với từng bệnh nhân cụ thể dựa trên khả năng chuyển hóa chất béo, chuyển hóa glucose, cân nặng, tình trạng lâm sàng và yêu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân. Nên lựa chọn dạng bao gói có dung tích phù hợp với mức liều sử dụng cho mỗi bệnh nhân.

Mức liều MG-TAN Inj được khuyến nghị sử dụng đối với người lớn như sau:

Bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng bình thường, nhu cầu năng lượng không cao: Tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt với mức liều 0,7~1,0 g acid amin toàn phần/kg cân nặng/ngày (tương đương với 0,10~0,15 g nitrogen/kg cân nặng/ngày.

Bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng cần nhiều năng lượng: Tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt với mức liều 1,0~2,0 g acid amin toàn phần/kg cân nặng/ngày (tương đương với 0,15~0,30 g nitrogen/kg cân nặng/ngày).

Thông thường, mức liều 0,7~1,0 g acid amin toàn phần/kg cân nặng/ngày hay 0,10~0,15g nitrogen/kg cân nặng/ngày tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt trung tâm hoặc ngoại vi tương ứng với mức liều 27~ 40 ml MG-TAN Inj/kg cân nặng/ngày.

Tốc độ tiêm truyền không được quá 3.7 ml/kg/giờ (tương đương với 0,25g glucose; 0.09g các acid amin và 0,13g lipid/kg/giờ), nên tiêm trong vòng 12 đến 24 giờ.


Thận Trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc ở các bệnh nhân:

  • Bệnh nhân có rối loạn chuyên hóa lipid; suy chức năng thận; viêm tụy; suy chức năng gan; thiểu năng giáp có tăng triglycerid máu; nhiễm khuẩn huyết.
  • Bệnh nhân nhiễm toan lactic; cung cấp oxy cho tế bào không đầy đủ; mất nước.
  • Bệnh nhân có triệu chứng phù, giữ chất điện.

Các lưu ý chung khi dùng thuốc:

Cần phải theo dõi lâm sàng chặt chẽ khi bắt đầu tiêm truyền thuốc cho bệnh nhân. Khi có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào xuất hiện, cần ngừng ngay quá trình tiêm truyền.

Trước khi tiêm truyền thuốc, nên làm xét nghiệm điện giải đồ cho bệnh nhân để có thể chỉ định liều dùng một cách phù hợp nhất.

Để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn khi tiêm truyền các dụng cụ phải đảm bảo vô trùng, các thao tác, thủ thuật phải đúng quy trình.

Nồng độ triglycerid máu không vượt quá 3 mmol/l trong vòng 5 - 6 giờ sau khi tiêm truyền thuốc.

Do thành phần của thuốc có chứa các acid amin nên có thể làm tăng thải trừ các vi chất như đồng hoặc kẽm qua đường tiết niệu do vậy cần cân nhắc bổ sung thêm vi chất cho các bệnh nhân phải tiêm truyền thuốc dài ngày.

Để hạn chế nguy cơ xảy ra các tương kỵ cũng như nguy cơ gây ra phản ứng đông máu, không trộn thêm các thuốc khác vào dịch tiêm truyền và không nên tiêm các thuốc khác trong khi đang tiêm truyền MG-TAN Inj.

Trong khi dùng thuốc, cần theo dõi chặt chẽ nồng độ glucose huyết, điện giải đồ, áp suất thẩm thấu của máu; cân bằng acid - base, cân bằng điện giải và chức năng gan (phosphatase kiềm, ALT, AST) của cơ thể.

Khi dùng thuốc trong một thời gian dài cần theo dõi công thức máu và thời gian máu chảy - máu đông của cơ thể.

Khi tiêm truyền thuốc cho bệnh nhân suy chức năng thận, cần theo dõi chặt chẽ mức độ phosphat và kali được bổ sung cho bệnh nhân để đề phòng nguy cơ bị nhiễm kiềm hoặc nhiễm toan chuyển hóa.

Cần thường xuyên cho bệnh nhân làm xét nghiệm điện giải đồ để điều chỉnh liều dùng cho phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Không sử dụng khi bao của túi dịch truyền đã bị hỏng.
  • Không sử dụng khi niêm phong giữa các phần của túi dịch truyền bị rách.
  • Không sử dụng khi dung dịch glucose (dung dịch A); dung dịch acid amin và điện giải (dung dịch B) không trong suốt hoặc nhũ dịch chất béo (dịch C) không đồng nhất.
  • Trộn đều các dịch tiêm truyền (A, B, C) trước khi sử dụng.
  • Loại bỏ phần thuốc còn dư sau khi tiêm truyền.

Bảo Quản

Nơi khô thoáng, tránh ẩm.