Dung dịch khí dung Combivent 2.5ml kiểm soát co thắt phế quản có hồi phục do bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp ở những bệnh nhân cần nhiều hơn một thuốc giãn phế quản.
Kiểm soát co thắt phế quản có hồi phục do bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp ở những bệnh nhân cần nhiều hơn một thuốc giãn phế quản.
Không sử dụng COMBIVENT cho bệnh nhân bị bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại hoặc loạn nhịp nhanh. Không sử dụng COMBIVENT cho bệnh nhân quá mẫn với atropin hoặc các dẫn xuất của atropin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
COMBIVENT không được chỉ định cho bệnh nhân nhi. Nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân suy gan hoặc suy thận. Điều trị cơn cấp tính: 1 lọ đơn liều là đủ để cắt cơn nhanh chóng trong nhiều trường hợp. Điều trị duy trì: 1 lọ đơn liều x 3 đến 4 lần/ngày. Hướng dẫn sử dụng: chỉ được dùng để hít với dụng cụ thích hợp, không được uống hoặc tiêm; không cần thiết pha loãng dung dịch trong lọ đơn liều để khí dung. - Chuẩn bị dụng cụ khí dung để nạp thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ. - Mở túi thuốc và tách rời một lọ đơn liều từ vỉ thuốc. - Mở lọ đơn liều bằng cách vặn mạnh đầu trên của lọ thuốc. - Ép mạnh thân lọ để thuốc chảy vào bầu khí dung. - Lắp dụng cụ khí dung và sử dụng theo đúng hướng dẫn. - Sau khi dùng, loại bỏ phần thuốc còn lại trong bầu khí dung và làm sạch dụng cụ khí dung theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Vì lọ thuốc đơn liều không có chất bảo quản, nên điều quan trọng là cần dùng ngay dung dịch thuốc sau khi mở và lọ thuốc mới chỉ được dùng một lần để tránh nhiễm khuẩn. Nên loại bỏ những lọ thuốc đã dùng một phần, đã mở hoặc bị hư. Tuyệt đối không được trộn COMBIVENT dung dịch khí dung với các thuốc khác trong cùng một dụng cụ khí dung.
Có thể xuất hiện các phản ứng quá mẫn tức thì sau khi dùng (mày đay, phù mạch, phát ban, co thắt phế quản và phù hầu họng).
Cẩn thận không để dung dịch hoặc khí dung của COMBIVENT vào mắt.
Các trường hợp cần cân nhắc sử dụng COMBIVENT sau khi có đánh giá kỹ lưỡng giữa lợi ích/nguy cơ, đặc biệt khi dùng liều cao hơn liều khuyến cáo: bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát đầy đủ, mới bị nhồi máu cơ tim, rối loạn tim mạch thực thể trầm trọng, cường giáp, u tủy thượng thận, nguy cơ glô-côm góc hẹp, phì đại tiền liệt tuyến hoặc tắc nghẽn cổ bàng quang.
Các ảnh hưởng trên tim mạch đã được quan sát thấy.
Bệnh nhân bị xơ hóa dạng nang có thể dễ bị rối loạn nhu động dạ dày ruột.
Trong trường hợp khó thở tiến triển nhanh, cấp tính, nên đến khám bác sĩ ngay lập tức.
Bảo quản dưới 30°C, tránh ánh sáng.