Dung dịch tiêm Vitamin C Kabi 500mg dùng để phòng và điều trị bệnh scorbut, các trường hợp khác cần bổ sung vitamin C, khi sự thiếu hụt là cấp tính hoặc không thể dùng đường uống.
Phòng và điều trị bệnh scorbut, các trường hợp khác cần bổ sung vitamin C, khi sự thiếu hụt là cấp tính hoặc không thể dùng đường uống.
Tăng oxalat niệu.
Người lớn:
0.5-1g/ngày để điều trị bệnh scorbut.
200 - 500mg/ngày để phòng bệnh scorbut.
Trẻ em:
100 - 300mg/ngày để điều trị bệnh scorbut.
30mg/ngày để phòng bệnh scorbut.
Người già:
Không có yêu cầu đặc biệt về liều dùng.
Dùng vitamin C liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C.
Tăng oxalate niệu và sự hình thành sỏi calci oxalat trong thận có thể xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C, nên tránh dùng vitamin C liều cao cho bệnh nhân bị sỏi calci oxalat ở thận, nếu cần thiết phải dùng nên theo dõi chặt chẽ oxalat niệu. Vitamin C có thể gây acid hóa nước tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.
Vitamin C liều cao tiêm tĩnh mạch đã gây tử vong, do đó dùng thuốc tiêm tĩnh mạch là cách dùng không hợp lý và không an toàn.
Người bệnh thiếu hụt G6PD dùng liều cao vitamin C tiêm tĩnh mạch có thể bị chứng tan máu.
Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C.
Dùng vitamin C có thể làm sai lệch đến các kết quả xét nghiệm glucose trong nước tiểu (dương tính giả khi dùng thuốc thử sulfat đồng hoặc âm tính giả khi dùng phương pháp glucose oxidase).
Có thể gây tan máu ở trẻ sơ sinh thiếu hụt G6PD.
Cần cân nhắc cho bệnh nhân đang phải ăn hạn chế muối khi sử dụng vitamin C ở dạng muối natri ascorbat. Mỗi gam natri ascorbat chứa 5 mEq natri.
Dùng thận trọng với người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và rối loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).
Không dùng liều cao, kéo dài cho phụ nữ có thai.
Nơi khô thoáng, tránh ẩm.