Thuốc Aziphar 100mg với thành phần Azithromycin 100mg điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Viêm phế quản, viêm phổi.
Nhiễm khuẩn hô hấp trên: Viêm xoang, viêm họng và amidan, viêm tai giữa.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
Nhiễm khuẩn đường sinh dục chưa biến chứng do Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae không đa kháng.
Bệnh nhân mẫn cảm với azithromycin, erythromycin, bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm macrolide, ketolide, hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn.
Liều đề nghị:
*Người lớn và trẻ em > 45kg
Ngày đầu tiên uống một liều 500mg (12,5ml), 4 ngày tiếp theo dùng liều đơn 250mg (6.25ml)/ngày hoặc liều 500mg (12.5ml)/ngày, dùng trong 3 ngày.
*Người lớn điều trị bệnh lây qua đường sinh dục như viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo do nhiễm Chlamydia trachomatis:
- 1 liều duy nhất 1g (25ml).
*Người cao tuổi:
Liều dùng bằng liều người lớn.
*Trẻ em:
Trẻ em < 45kg:
Aziphar nên được sử dụng cho trẻ em < 45kg. Không có thông tin cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Liều dùng cho trẻ: 10mg/kg, 1 lần/ngày, trong 3 ngày.
Trẻ em ≤ 15kg (< 3 tuổi):
10mg/kg, 1 lần/ngày, dùng trong 3 ngày.
Đong liều càng sát càng tốt. Hỗn dịch AZIPHAR nên được sử dụng với muỗng đong để chia liều.
Trẻ em > 15kg:
Hỗn dịch AZIPHAR nên được sử dụng với ly đong để chia liều theo hướng dẫn như sau:
15 - 25 kg (3 - 7 tuổi): 5ml (200mg), 1 lần/ngày, trong 3 ngày.
26 - 35 kg (8 -11 tuổi): 7.5ml (300mg), 1 lần/ngày, trong 3 ngày.
36 - 45 kg (12 -14 tuổi): 10ml (400mg), 1 lần/ngày, trong 3 ngày.
Trẻ em > 45kg:
Liều dùng bằng liều người lớn.
Bệnh nhân suy thận:
Không cần điều chỉnh cho bệnh nhân suy thận nhẹ đến vừa (GFR 10 – 80ml/phút). Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy thận nặng (GFR < 10ml/ phút).
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
*Xử trí khi quá liều:
Kinh nghiệm cho thấy, các triệu chứng khi dùng thuốc quá liều tương tự như tác dụng không mong muốn khi dùng liều thông thường.
Cách xử trí:
Các biện pháp hỗ trợ chung và điều trị triệu chứng được chỉ định.
Tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.
*Xử trí khi quên 1 liều:
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
*Quá mẫn
Giống như erythromycin và những macrolide khác, những phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm cả phù mạch và sốc phản vệ (hiếm khi gây tử vong), các phản ứng về da bao gồm hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) và phát ban do thuốc với tăng bạch cầu ái toan và những triệu chứng toàn thân (DRESS) đã được báo cáo.
Một số các phản ứng không mong muốn này của azithromycin đã gây tái phát các triệu chứng và cần một thời gian dài theo dõi và điều trị.
Gây độc gan:
Do phần lớn azithromycin được thải trừ qua gan, nên thận trọng khi dùng azithromycin cho các bệnh nhân mắc bệnh về gan. Trường hợp viêm gan bùng phát có khả năng dẫn tới suy chức năng gan đe dọa đến tính mạng đã được báo cáo với azithromycin (xem mục Tác dụng phụ).
Một số bệnh nhân có thể đã bị bệnh gan từ trước hoặc có thể do dùng thuốc gây độc gan. Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn chức năng gan, như suy nhược cơ thể nhanh chóng với vàng da, nước tiểu đậm màu, khuynh hướng chảy máu hoặc bệnh não do gan, thì ngay lập tức phải kiểm tra/xét nghiệm chức năng gan. Phải ngừng dùng azithromycin nếu đã xuất hiện rối loạn chức năng gan.
Các dẫn xuất ergot:
Những bệnh nhân đang dùng các dẫn xuất ergot, ngộ độc ergot được gây ra bởi việc sử dụng đồng thời với một vài kháng sinh nhóm macrolide. Không có dữ liệu liên quan đến khả năng tương tác giữa các dẫn xuất ergot và azithromycin. Tuy nhiên, theo lý thuyết, có khả năng tương tác giữa các dẫn xuất ergot và azithromycin do đó không nên dùng đồng thời các thuốc này.
Kéo dài khoảng QT:
Kéo dài thời gian tái cực tim và khoảng QT, biểu hiện của nguy cơ phát triển loạn nhịp tim và xoắn đỉnh, đã được thấy trong điều trị với các macrolide khác bao gồm azithromycin. Tác dụng tương tự đối với azithromycin không thể loại bỏ hoàn toàn ở bệnh nhân có nguy cơ kéo dài thời gian tái cực tim (xem mục Tác dụng phụ). Vì vậy, thận trọng khi dùng azithromycin cho các bệnh nhân dưới đây:
Bệnh nhân có khoảng QT kéo dài do bẩm sinh hoặc mắc phải.
Bệnh nhân đang được điều trị bằng các thuốc gây kéo dài khoảng QT như thuốc chống loạn nhịp nhóm lA và nhóm III, cisapride và terfenadine.
Bệnh nhân bị rối loạn điện giải, đặc biệt là trường hợp hạ kali máu và hạ magnesi máu.
Bệnh nhân có nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim hoặc suy tim nặng liên quan đến lâm sàng.
Bội nhiễm:
Như với tất cả các chế phẩm kháng sinh, nên chú ý đến các dấu hiệu bội nhiễm các vi sinh vật không nhạy cảm như nấm.
Tiêu chảy liên quan đến Clostridium difficile:
Đã có báo cáo Clostridium difficile gây tiêu chảy (CDAD) liên quan tới việc sử dụng gần như tất cả các thuốc kháng khuẩn, bao gồm cả azithromycin, và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy có thể từ nhẹ đến viêm đại tràng gây tử vong.
Clostridium difficile sinh ra độc tố A và B góp phần vào sự phát triển của CDAD. Những dòng sinh ra độc tố của C. difficile làm tăng tỷ lệ bệnh và tỷ lệ tử vong, như các bệnh nhiễm khuẩn này có thể khó điều trị bằng liệu pháp kháng khuẩn và có thể phải đòi hỏi phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột kết.
CDAD nên được xem xét cho tất cả các bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy trong quá trình hay sau khi dùng kháng sinh. Nên lưu giữ lịch sử điều trị bệnh cẩn thận vì CDAD đã được báo cáo xảy ra hơn hai tháng sau khi dùng các thuốc kháng khuẩn. Ngưng dùng azithromycin và cần điều trị đặc hiệu cho C. difficile.
Nhiễm Streptococcus:
Penicillin thường là thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm họng/viêm amidan do Streptococcus pyogenes và cũng để dự phòng sốt thấp khớp cấp tính. Azithromycin cũng có hiệu quả trong việc điều trị Streptococcus vòm họng nhưng không có dữ liệu chứng minh hiệu quả của azithromycin trong ngăn ngừa sốt thấp khớp cấp tính.
Suy thận:
Ở những bệnh nhân suy thận nặng (GFR < 10ml/ phút), tăng 33% trong sự tiếp xúc toàn thân đối với azithromycin đã được quan sát thấy.
Nhược cơ:
Sự trầm trọng các triệu chứng của chứng nhược cơ và sự khởi phát mới của hội chứng nhược cơ đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng liệu pháp azithromycin (xem mục Tác dụng phụ).
Đái tháo đường:
Cảnh báo cho bệnh nhân đái tháo đường (5ml hỗn dịch sau khi pha chứa xấp xỉ 2,5g sucrose).
Bệnh nhân không dung nạp fructose do di truyền, kém hấp thu glucose - galactose, thiếu hụt sucrase - isomaltase không nên sử dụng chế phẩm này.
Chế phẩm chỉ sử dụng đường uống.
*Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa ghi nhận được báo cáo phản ứng bất lợi của thuốc lên khả năng vận hành máy móc, lái tàu xe, người làm việc trên cao và các trường hợp khác. Tuy nhiên, khả năng xuất hiện các tác dụng không mong muốn như chóng mặt, nhức đầu, giảm thị lực nên được lưu ý khi thực hiện các hoạt động này.
*Thời kỳ mang thai
Nghiên cứu sinh sản trên động vật được thực hiện đến liều gây độc vừa phải.
Trong các nghiên cứu này, không tìm thấy bằng chứng gây độc bào thai của azithromycin. Không có những nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt trong việc sử dụng azithromycin ở phụ nữ mang thai. Vì các nghiên cứu sinh sản trên động vật không luôn luôn dự đoán đáp ứng của con người, do đó, chỉ nên sử dụng azithromycin cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.
*Thời kỳ cho con bú
Không có dữ liệu về việc azithromycin bài tiết qua sữa mẹ. Như nhiều thuốc bài tiết qua sữa mẹ khác, azithromycin không nên được sử dụng ở phụ nữ đang cho con bú nếu bác sĩ không cảm thấy lợi ích tiềm năng vượt quá nguy cơ tiềm năng đối với trẻ nhũ nhi.
Nơi khô thoáng, tránh ẩm.