0
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!
Thuốc bột điều trị tăng kali trong máu do suy thận Kayexalate (454g)

Thuốc bột điều trị tăng kali trong máu do suy thận Kayexalate (454g)

Sanofi
A512440491

Thuốc bột Kayexalate được chỉ định trong tăng kali máu do suy thận cấp hoặc mạn tính.

2,500,000đ / Hộp

Chỉ Định

Thuốc Kayexalate được chỉ định dùng trong các trường hợp tăng kali máu do suy thận cấp hoặc mạn tính.


Chống Chỉ Định

  • Bệnh nhân có nồng độ kali trong huyết tương dưới 5 mmol/lít.

  • Các trường hợp liên quan đến tăng calci huyết (ví dụ cường cận giáp, đa u tuỷ, bệnh sarcoidosis hoặc ung thư di căn).

  • Tiền sử quá mẫn với các loại nhựa polystyren sulfonat.

  • Bệnh đường ruột tắc nghẽn.

  • Không nên dùng thuốc theo đường uống cho trẻ sơ sinh và chống chỉ định ở trẻ sơ sinh giảm nhu động ruột (sau khi mổ hoặc do thuốc).


Thành phần

Sodium polystyrene sulfonate 15g

Cách Dùng Và Liều Dùng

Người lớn, bao gồm cả người già

Theo đường uống:

  • Liều thông thường là 15g chia ba hoặc bốn lần một ngày.
  • Sử dụng bằng cách pha với một lượng nước nhỏ hoặc syrup (nhưng không phải loại nước ép trái cây có chứa kali, ví dụ nước bí), theo tỷ lệ 3 đến 4ml mỗi gram.

Theo đường trực tràng:

  • Thường dùng cho các bệnh nhân bị nôn mửa hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa trên, bao gồm cả trường hợp liệt ruột hoặc nó có thể được sử dụng đồng thời với đường uống để đạt kết quả nhanh hơn.

Liều đơn 30g pha với 150ml nước hoặc hoặc dung dịch dextrose 10%, dùng đường trực tràng sau khi đã làm ấm đến nhiệt độ cơ thể. Yêu cầu giữ thuốc trong trực tràng ít nhất 9 giờ.

Nếu hỗn dịch chảy ra ngoài, nên kê cao hông bằng gối hoặc đặt bệnh nhân ngồi ở tư thế gối-ngực (knee-chest position). Sau thời gian lưu giữ thuốc cần thiết, cần loại bỏ thuốc khỏi trực tràng. Đặc biệt trên những bệnh nhân có tiền sử thải trừ khó, nên dùng biện pháp lấy thuốc ra khỏi đường tiêu hóa.

Trẻ em

Theo đường uống:

  • Liều ban đầu thích hợp là 1g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày chia làm nhiều lần, trong trường hợp tăng kali máu cấp tính.
  • Liều dùng có thể được giảm đến 0.5g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày chia làm nhiều lần để điều trị duy trì.

Theo đường trực tràng:

  • Liều ban đầu thích hợp là 1g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày chia làm nhiều lần, trong trường hợp tăng kali máu cấp tính.
  • Liều dùng có thể được giảm đến 0,5g/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày chia làm nhiều lần để điều trị duy trì.

Pha thuốc với tỷ lệ như ở người lớn (1g thuốc trong 5ml nước hoặc hoặc dung dịch dextrose 10%), dùng đường trực tràng sau khi đã làm ấm đến nhiệt độ cơ thể. Yêu cầu giữ thuốc trong trực tràng ít nhất 9 giờ. Nếu hỗn dịch chảy ra ngoài, nên kê cao hông bằng gói hoặc đặt bệnh nhân ngồi ở tư thế gối - ngực (knee-chest position).

Sau thời gian lưu giữ thuốc cần thiết, cần loại bỏ thuốc khỏi trực tràng. Đặc biệt trên những bệnh nhân có tiền sử thải trừ khó, nên dùng biện pháp lấy thuốc ra khỏi đường tiêu hóa.


Thận Trọng

  • Nghi ngờ bị táo bón (do có nguy cơ bị tắc ruột hoặc thủng ruột).

  • Hẹp đường tiêu hóa (do có nguy cơ bị tắc ruột hoặc thủng ruột).

  • Loét đường tiêu hóa (do có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng).

  • Cường giáp (nồng độ calci trong máu có thể tăng do sự trao đổi ion).

  • Đa u tủy (nồng độ calci trong máu có thể tăng do sự trao đổi ion).

Thận trọng đặc biệt:

  • Có thể có nguy cơ bị tắc ruột hoặc thủng ruột khi dùng thuốc. Nếu có bất kỳ bất thường nào xảy ra ví dụ táo bón nặng, đau bụng kéo dài, nôn ... nên ngừng thuốc và có những liệu pháp xử trí thích hợp.

  • Bệnh nhân cần được hướng dẫn theo dõi phân và thông báo cho bác sĩ nếu táo bón kèm theo các triệu chứng rõ rệt như đau bụng, căng tức bụng, nôn v.v...

  • Cần theo dõi nồng độ kali và calci máu thường xuyên khi dùng thuốc để tránh quá liều.

Nếu có bất thường nào xảy ra, cần áp dụng các biện pháp thích hợp như giảm liều hoặc ngừng thuốc.

Thận trọng lúc dùng:

Đường uống:

  • Để tránh tích lũy thuốc trong đường tiêu hóa khi uống, phải theo dõi tránh bị táo bón.

Đường trực tràng:

  • Dùng kèm calci polystyren sulfonat với sorbitol đường trực tràng có thể gây hoại tử ruột, ruột kết.

  • Để tránh giữ thuốc trong trực tràng, phải đảm bảo thuốc được thải trừ. Đặc biệt trên những bệnh nhân có tiền sử thải trừ khó, nên dùng biện pháp lấy thuốc ra khỏi đường tiêu hóa.

  • Ở bệnh nhân cao tuổi: Sử dụng thuốc với liều lớn có thể gây táo bón hoặc phân đóng khối.


Bảo Quản

Nơi khô thoáng, tránh ẩm.