Thuốc Esomeprazole EG 40mg điều trị bệnh trào ngược dạ dày–thực quản, phòng và điều trị loét dạ dày–tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid hoặc do Helicobacter pylori, điều trị hội chứng Zollinger–Ellison.
Quá mẫn với esomeprazole, các thuốc ức chế bơm proton hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Người lớn và trẻ vị thành niên 12 tuổi trở lên:
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày–thực quản nặng có viêm thực quản: 20 – 40 mg/lần x 1 lần/ngày, trong 4–8 tuần, có thể uống thêm 4–8 tuần nữa nếu vẫn còn triệu chứng hoặc biểu hiện viêm qua nội soi. Trường hợp nặng có thể tăng liều lên 80 mg/ngày chia 2 lần. Điều trị duy trì sau khi đã khỏi viêm thực quản: 20 mg x 1 lần/ngày, có thể kéo dài tới 6 tháng.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày–thực quản có triệu chứng nhưng không bị viêm thực quản: 20 mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần, có thể uống thêm 4 tuần nếu các triệu chứng chưa khỏi hoàn toàn.
Điều trị và phòng ngừa tái phát loét dạ dày–tá tràng có Helicobacter pylori:
Esomeprazole là một thành phần trong phác đồ điều trị cùng với kháng sinh, ví dụ phác đồ 3 thuốc (cùng với amoxicillin và clarithromycin). Uống esomeprazole 20 mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày hoặc 40 mg x 1 lần/ngày trong 10 ngày.
Phòng và điều trị loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm không steroid:
Dự phòng loét dạ dày ở người có nguy cơ cao về biến chứng ở dạ dày–tá tràng, nhưng có yêu cầu phải tiếp tục điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid: 20 mg x 1 lần/ngày.
Điều trị loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm không steroid: 20 mg x 1 lần/ngày trong 4–8 tuần.
Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: Liều khởi đầu khuyến cáo là 40 mg x 1 lần/ngày. Sau đó điều chỉnh liều theo đáp ứng của từng bệnh nhân và tiếp tục điều trị khi còn chỉ định về mặt lâm sàng. Các dữ liệu lâm sàng cho thấy phần lớn người bệnh được kiểm soát với liều 80–160 mg/ngày. Khi liều hàng ngày lớn hơn 80 mg, nên chia liều dùng thành 2 lần/ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi: Không nên dùng vì chưa có dữ liệu.
Người suy thận và người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều.
Bệnh nhân suy gan: không cần chỉnh liều ở người suy gan nhẹ và trung bình, người suy gan nặng không dùng quá liều tối đa là 20 mg esomeprazole.
Trước khi dùng esomeprazole phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư.
Thận trọng khi dùng ở người bị bệnh gan, người mang thai hoặc cho con bú.
Thận trọng khi dùng esomeprazole kéo dài vì có thể gây viêm teo dạ dày hoặc tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (như viêm phổi mắc phải cộng đồng).
Có thể tăng nguy cơ tiêu chảy do Clostridioides difficile khi dùng các thuốc ức chế bơm proton.
Khi dùng thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt nếu dùng liều cao và kéo dài (≥ 1 năm), có thể làm tăng nguy cơ gãy xương chậu, xương cổ tay hoặc cột sống do loãng xương. Cơ chế của hiện tượng này chưa được giải thích, nhưng có thể do giảm hấp thu calci không hòa tan do tăng pH dạ dày. Khuyến cáo dùng liều thấp nhất có tác dụng trong thời gian ngắn nhất có thể, phù hợp với tình trạng lâm sàng. Những bệnh nhân có nguy cơ gãy xương do loãng xương nên dùng đủ calci và vitamin D, đánh giá tình trạng xương và quản lý theo hướng dẫn.
Hạ magnesi huyết (có hoặc không có triệu chứng) hiếm gặp ở bệnh nhân dùng thuốc ức chế bơm proton kéo dài (ít nhất 3 tháng hoặc trong hầu hết các trường hợp kéo dài trên 1 năm).
Thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vì độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định. Thuốc không được khuyến cáo dùng cho trẻ em.
Nơi khô thoáng, tránh ẩm.