Thuốc Glomoti-M điều trị buồn nôn, nôn, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi trong.
Điều trị triệu chứng buồn nôn, nôn.
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Nôn sau khi mổ. Xuất huyết đường tiêu hóa, tắc ruột cơ học hoặc thủng tiêu hóa, u tuyến yên tiết prolactin. Trẻ em dưới 1 tuổi. Dùng domperidon thường xuyên hoặc dài ngày. Bệnh nhân suy gan trung bình và nặng. Bệnh nhân có thời gian dẫn truyền xung động tim kéo dài, đặc biệt là khoảng QT, bệnh nhân có rối loạn điện giải rõ rệt hoặc bệnh nhân đang có bệnh tim mạch như suy tim sung huyết. Dùng đồng thời với các thuốc kéo dài khoảng QT. Dùng đồng thời với các thuốc ức chế CYP3A4 (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT).
Người lớn và trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi trở lên và cân nặng từ 35 kg trở lên): 1-2 gói, lên đến 3 lần 1 ngày, với liều tối đa là 6 gói mỗi ngày. Trẻ em từ 1 đến dưới 12 tuổi và trẻ vị thành niên cân nặng dưới 35 kg: Liều dùng là 0,25 mg/kg. Có thể dùng 3 lần 1 ngày với liều tối đa là 0,75 mg/kg mỗi ngày. Ví dụ, đối với trẻ có cân nặng 10 kg, liều dùng là 2,5 mg, có thể dùng 3 lần/ngày với liều tối đa là 7,5 mg/kg. Bệnh nhân suy gan, suy thận: Xem chi tiết. Nên uống trước bữa ăn. Nếu uống sau bữa ăn, thuốc có thể bị chậm hấp thu. Thời gian điều trị tối đa không nên quá 1 tuần.
Thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân suy gan. Thời gian bán thải của domperidon bị kéo dài ở bệnh nhân suy thận nặng. Trong trường hợp dùng nhắc lại, tần suất đưa domperidon cần giảm xuống còn 1 đến 2 lần/ngày tùy thuộc mức độ suy thận, có thế hiệu chỉnh liều nếu cần. Domperidon làm kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ. Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy domperidon có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất nghiêm trọng hoặc đột tử do tim mạch. Nguy cơ này cao hơn đối với bệnh nhân trên 60 tuối, bệnh nhân dùng liều hằng ngày lớn hơn 30 mg và bệnh nhân dùng đồng thời thuốc kéo dài khoảng QT hoặc thuốc ức chế CYP3A4. Sử dụng domperidon với liều thấp nhất có hiệu quả ở người lớn và trẻ em. Chống chỉ định domperidon cho những bệnh nhân có thời gian dẫn truyền xung động tim kéo dài, đặc biệt là khoảng QT, bệnh nhân có rối loạn điện giải rõ rệt (hạ kali máu, tăng kali máu, hạ magnesi máu), nhịp tim chậm hoặc bệnh nhân đang mắc bệnh tim mạch như suy tim sung huyết do nguy cơ rối loạn nhịp thất. Rối loạn điện giải (hạ kali máu, tăng kali máu, hạ magnesi máu) hoặc nhịp tim chậm đã được biết đến là yếu tố làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim. Cần ngừng điều trị với domperidon và trao đối lại với cán bộ y tế nếu có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào liên quan đến rối loạn nhịp tim. Bệnh nhân nên nhanh chóng báo cáo các triệu chứng trên tim mạch.
Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.