Tăng huyết áp, suy tim sung huyết.
Mẫn cảm với thuốc, phụ nữ có thai và cho con bú.
- Tăng HA liều duy nhất: 4 mg uống vào buổi sáng, có thể tăng lên đến 8 mg sau 1 tháng.
- Suy tim sung huyết khởi trị: 2 mg/ngày uống vào buổi sáng, tăng lên đến 4 mg/ngày sau 15 ngày.
- Người cao tuổi 2 mg/ngày, có thể tăng lên 4 mg/ngày sau 1 tháng.
- Bệnh nhân suy thận: chỉnh liều theo ClCr.
Trước khi dùng perindopril, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với perindopril, benazepril (Lotensin), captopril (Capoten), enalapril (Vasotec), fosinopril (Monopril), lisinopril (Prinivil, Zestril), moexipril (Univasc), quinapril ( Accupril), ramipril (Altace), trandolapril (Mavik) hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác và các dược phẩm bạn đang sử dụng. Nói với bác sĩ nếu bạn có bệnh tiểu đường, đang chạy thận, nếu có hoặc đã từng có suy tim; lupus (SLE); xơ cứng bì; sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân và / hoặc cẳng chân (phù mạch); bệnh thận hoặc bệnh gan. Nếu bị tiêu chảy, nôn mửa, không uống đủ nước và ra mồ hôi nhiều có thể gây tụt huyết áp, choáng váng và ngất xỉu. Phụ nữ có thai: Một vài quan sát riêng rẽ ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu dùng perindopril cho thấy không gây quái thai nại trừ một vài trường hợp dị dạng vòm sọ có liên quan đến việc dùng lâu dài thuốc ức chế men chuyển trong thời gian mang thai. Dùng thuốc trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, nhất là nếu tiếp tục cho đến khi sinh dễ có nguy cơ gây giảm chức năng thận của bào thai, đôi khi kèm theo thiểu ối, suy thận ở trẻ sơ sinh, hạ huyết áp và tăng kali huyết, thậm chí vô niệu (có hồi phục hoặc không). Nguy cơ gây dị dạng là rất thấp, không cần thiết phải phá thai khi tình cờ phát hiện có thai trong khi đang điều trị, tuy nhiên cần siêu âm để kiểm tra vòm sọ. Nếu phát hiện có thai khi đang điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển, cần ngưng ngay thuốc này suốt thai kỳ. Bà mẹ cho con bú: Do thiếu số liệu, chống chỉ định perindopril cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ. Người cao tuổi: Cần đánh giá chức năng thận và kali huyết trước khi bắt đầu điều trị. Liều được điều chỉnh lại tùy theo đáp ứng về huyết áp, nhất là trong trường hợp mất muối-nước nhằm tránh tụt huyết áp có thể xảy ra đột ngột. Bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinine dưới 60ml/ phút): giảm liều và theo dõi định kỳ kali và creatinine. Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch: do nguy cơ tụt huyết áp có thể xảy ra ở tất cả bệnh nhân, cần đặc biệt thận trọng trên những bệnh nhân có bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc suy tuần hoàn não, bắt đầu điều trị với liều thấp. Bệnh nhân tăng huyết áp do nguyên nhân mạch máu thận: Dùng liều ban đầu thấp và theo dõi chức năng thận cũng như kali huyết, một vài bệnh nhân có thể bị tăng suy thận chức năng, tuy nhiên sẽ hồi phục lại khi ngưng điều trị. Bệnh nhân suy tim nặng (giai đoạn IV) hoặc đái tháo đường lệ thuộc insulin (có khuynh hướng tăng kali huyết): khi điều trị phải được theo dõi y khoa chặt chẽ và liều ban đầu phải thấp. Bệnh nhân tăng huyết áp với suy mạch vành: phối hợp thuốc ức chế men chuyển với thuốc chẹn bêta.
Nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.