Glucose (còn gọi là đường) một loại monosaccharide, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân mỗi ngày cung cấp năng lượng chính đi nuôi cơ thể. Glucose đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Hầu hết các tế bào (thần kinh, máu…) đều dựa vào glucose để hoạt động. Não là cơ quan cần nhiều glucose nhất. Các tế bào thần kinh liên tục sử dụng glucose cho các hoạt động suy nghĩ, học tập, ghi nhớ, làm việc… Nếu không nhận đủ glucose, các tế bào thần kinh không thể kết nối với các tế bào khác trong cơ thể để thực hiện hoạt động của mình. Sự gián đoạn nồng độ glucose trong máu có thể dẫn đến nhiều chứng rối loạn não. Các nghiên cứu trên người và động vật cho thấy sự thay đổi chuyển hóa glucose trong tế bào não liên quan đến sự tiến triển của bệnh.
Cung cấp nước và năng lượng cho cơ thể.
Giải độc trong trường hợp nhiễm khuẩn cấp và mãn, thuốc ngủ, ngộ độc do Cyanide hoặc Carbon dioxide; sốc và trụy tim mạch, viêm gan hoặc xơ gan.
Chất dinh dưỡng trợ lực cho cơ thể trong trường hợp mất máu, mất nước do tiêu chảy, nôn mửa.
Chất dẫn để truyền thuốc vào cơ thể trước, trong và sau phẫu thuật.
Phòng ngừa và điều trị chứng nhiễm Ceton huyết trong các trường hợp suy dinh dưỡng.
Dùng cho chứng giảm Glucose huyết.
Người bệnh không dung nạp được Glucose.
Tiêm truyền tĩnh mạch theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Liều dùng thay đổi tùy theo nhu cầu của từng người bệnh.
Phải theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh.
Liều Glucose tối đa khuyên dùng là 500 - 800mg/kg thể trọng trong một giờ.
Phải theo dõi đều đặn đường huyết, cân bằng nước và các chất điện giải.
Cần bổ sung các chất điện giải nếu cần.
Không truyền dung dịch Glucose cùng với máu qua một bộ dây truyền vì có thể gây tan huyết hoặc tắc nghẽn.
Truyền lâu hoặc nhanh một lượng lớn dung dịch Glucose đẳng trương có thể gây phù hoặc ngộ độc nước.
Nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.